Các sự cố thường gặp của máy biến áp SANAKY
Trong quá trình vận hành máy biến áp, có thể phát sinh các sự cố bất thường do thiên tai, điều kiện vận hành bất lợi, máy biến áp cũ hỏng, chập cháy,… Khi xảy ra sự cố máy biến áp SANAKY có thể gây ra ảnh hưởng tới hoạt động của thiết bị, các phụ tải và còn có nguy cơ gây nguy hiểm cho người và của tại khu vực trạm điện.
Do đó, để đề phòng và biết cách xử trí cho phù hợp, trước tiên chúng ta cần nhận biết được các sự cố thường gặp của MBA khi vận hành như:
– Vấn đề về dầu máy biến áp: Máy biến áp bị rò rỉ dầu, mức dầu bị hạ đột ngột không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, máy biến áp phát nóng, có cảnh báo nhiệt độ dầu tăng cao, phóng điện sứ máy biến áp,…
– Cảnh báo sự cố về vận hành: Sự cố ngắn mạch máy biến áp Sanaky 1 pha; Sự cố ngắn mạch giữa các pha của máy biến áp Sanaky 3 pha; Sự cố dòng điện từ hóa tăng vọt; Điện trở cách điện thấp; Sự cố quá tải, quá áp,…
– Sự cố máy biến áp bất thường khác: Thiết bị bảo vệ tự động nhảy ngay khi đóng điện; Máy biến áp kích hoạt giả trong khi vận hành; Nhảy rơle quá dòng hoặc cháy cầu chì cao áp khi vận hành; Nhảy rơ le sai lệch khi đang vận hành; Điện thế tiếp địa cao; Máy biến áp bốc khói do cách điện hỏng; Phát nóng cục bộ ở đầu cốt sứ, bộ điều áp dưới tải hoạt động không bình thường…
Quy trình xử lý sự cố máy biến áp SANAKY
Công tác xử lý sự cố máy biến áp Sanaky cần được thực hiện nhanh chóng, chính xác và an toàn. Để có thể xử lý sự cố MBA đúng cách, cần tuân thủ theo quy trình xử lý sự cố MBA do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ban hành.
1. Xử lý quá tải máy biến áp Sanaky
– Báo cáo cấp điều độ có quyền điều khiển các thông tin sau:
+ Thời gian bắt đầu và mức mang tải trên 90%, 100%, 110% giá trị định mức;
+ Nhiệt độ dầu và cuộn dây của máy biến áp (theo dõi liên tục, báo cáo ngay khi có sự thay đổi);
+ Thời gian cho phép quá tải.
– Kiểm tra tình trạng làm việc của hệ thống làm mát máy biến áp và xử lý nếu có hư hỏng.
TÌM HIỂU THÊM:
Sửa chữa máy biến áp dầu.
Thay thế phụ kiện máy biến áp khô.
2. Xử lý quá tải máy biến áp Sanaky
– Trường hợp máy biến áp có điều áp dưới tải: Tự chuyển nấc phân áp để máy biến áp không bị quá áp, sau đó báo cáo cấp điều độ có quyền điều khiển.
– Trường hợp máy biến áp có nấc phân áp cố định: Báo cáo ngay cấp điều độ có quyền điều khiển nếu máy biến áp bị quá áp quá giới hạn cho phép.
3. Xử lý máy biến áp Sanaky có những hiện tượng khác thường
Các trường hợp cần tách máy biến áp ra khỏi vận hành:
– Có tiếng kêu mạnh không đều và tiếng phóng điện trong máy biến áp;
– Có hiện tượng máy biến áp phát nóng, nhiệt độ máy biến áp liên tục tăng trong điều kiện làm mát bình thường và không bị quá tải;
– Dầu tràn ra ngoài máy qua bình dầu phụ, vỡ kính phòng nổ hoặc dầu phun ra qua van an toàn;
– Mức dầu hạ thấp dưới mức quy định và còn tiếp tục hạ thấp;
– Màu sắc của dầu thay đổi đột ngột;
– Các sứ bị rạn, vỡ, bị phóng điện bề mặt, áp lực dầu của các sứ kiểu kín không nằm trong quy định của nhà chế tạo, đầu cốt bị nóng đỏ;
– Kết quả phân tích dầu cho thấy dầu không đạt các tiêu chuẩn, hoặc độ chớp cháy giảm quá 5oC so với lần thí nghiệm trước, hoặc kết quả phân tích khí cháy tăng nhanh so với lần thí nghiệm trước.
Trong trường hợp cần sửa chữa máy biến áp, thay thế thiết bị và phụ kiện, quý khách có thể liên hệ LQS để được tư vấn – hỗ trợ nhanh nhất với chi phí tiết kiệm: HOTLINE 0903 924 986
LQS - Đem đến giải pháp trọn bộ cho Trạm biến áp và Đường dây
✓ Cung cấp vật tư thiết bị, tủ điện, cáp và phụ kiện.
✓ Thi công xây lắp trạm điện, đường dây, hệ thống điện.
✓ Hỗ trợ thí nghiệm, kiểm tra, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị điện.