Bảo dưỡng sửa chữa máy biến áp Rút Ruột Máy Biến Áp Và Sửa Chữa

Rút Ruột Máy Biến Áp Và Sửa Chữa

LQS cung cấp dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa máy biến áp, rút bỏ máy hoặc rút ruột máy ra khỏi vỏ để đại tu.

- Đáp ứng sửa chữa máy biến áp mọi hạng mục, mọi gam máy, công suất đến 110kV.  

- Hỗ trợ thí nghiệm, kiểm tra MBA, duy tu, đại tu, cải tạo, nâng cấp, thay thế máy và phụ kiện.

- Bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, xử lý sự cố máy biến áp THIBIDI, SHIHILIN, EMC, ABB, SANAKY, HBT, MBT, HEM, EEMC Đông Anh, HAVEC,... 

Thông tin chi tiết xin liên hệ HOTLINE 0903 924 986

Bạn vui lòng nhập số điện thoại
để tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Gửi số điện thoại thành công.

 

 

Khi nào cần rút ruột máy biến áp và sửa chữa?

 

Công tác rút ruột máy biến áp hoặc rút vỏ máy được thực hiện trong các trường hợp:

- Công tác đại tu định kỳ máy biến áp.

- Công tác đại tu phục hồi máy biến áp.

- Kiểm tra và sửa chữa ruột máy và gông từ, kể cả các bộ điều áp không tải và có tải.

- Cần phải sấy lại ruột máy.

- Tiến hành sửa chữa cục bộ, thay thế hoặc quấn lại một phần hay toàn bộ cuộn dây, phục hồi tính chất cách điện của các lá tôn, thay thế các chi tiết cách điện của ruột máy.

 Rút ruột máy biến áp và sửa chữa

Điều kiện tiến hành rút ruột máy biến áp và sửa chữa

 

- Nơi thực hiện: Việc kiểm tra ruột máy nên tiến hành trong nhà xưởng hoặc tại nơi sạch sẽ, khô ráo tránh bụi, hơi ẩm, mưa, sương... có thể rơi vào ruột máy.

- Công tác chuẩn bị: Trước khi tiến hành công tác sửa chữa cần phải tiến hành công tác chuẩn bị mặt bằng sửa chữa đủ để bố trí các thiết bị thi công, các dung tích chứa dầu và khi cần thiết phải có mặt bằng để rút ruột máy biến áp hoặc rút vỏ máy.

- Kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm:

+ Nhiệt độ ruột máy phải cao hơn nhiệt độ điểm sương của không khí xung quanh ít nhất là 5 độ C và trong mọi trường hợp nhiệt độ ruộtmáy phải trên 10 độ C.

+ Độ ẩm không khí không được cao hơn 85%. Chấp hành nghiêm chỉnh các yêu cầu về mở ruột máy để tránh nhiễm ẩm.

 

Quy trình rút ruột máy biến áp và sửa chữa ruột máy

 

Các bước rút ruột máy biến áp ra khỏi vỏ

 

Đại tu sửa chữa máy biến áp

Bước 1. Lần lượt tháo thanh cái hoặc đầu cáp lực khỏi sứ máy biến áp. Tháo và đánh dấu cẩn thận cáp điều khiển, tín hiệu, cáp quạt gió trên vỏ máy.

Bước 2. Thí nghiệm cách điện máy để có số liệu so sánh sau sửa chữa.

Bước 3. Rút dầu đến mức 150-200 mm cách mặt máy đồng thời kiểm tra sự hoạt động của ống thuỷ nhìn dầu, đồng hồ mức dầu, rơ le ga.

Bước 4. Tháo các thiết bị phụ của máy như bình dầu phụ, ông phòng nổ, đường ống dẫn khi, cánh làm mát....

Bước 5.  Đặt máy thật thăng bằng (độ nghiêng cho phép không quá 1mm/1m).

Bước 6. Nếu cần thiết thì gia nhiệt ruột máy bằng phương pháp dùng dòng điện một chiều, tuần hoàn dầu nóng hoặc bằng bất kỳ phương pháp nào cho đến khi nhiệt độ lớp dầu trên cùng không vượt quá 60-80 độ C. 

Bước 7. Rút hoàn toàn dầu ra khỏi máy đồng thời cho không khí vào qua bình silicagen.

Bước 8. Đánh dấu vị trí và tháo các trục dẫn động của bộ ĐAT; trục cách điện của bộ điều chỉnh không điện nếu chúng cản trở việc rút ruột, rút vỏ máy.

Bước 9. Các bộ ĐAT kiểu năng trong thùng máy biến áp cần được hạ xuống khung đỡ sau khi đã tách các bulông ghép nối với mặt máy.

Bước 10. Tháo các sứ 110kV và đậy kín lỗ chân sứ bằng bích công nghệ.

Bước 11. Nếu máy biến áp thuộc loại mở mặt máy hoặc rút vỏ thì tháo nốt các sứ từ 35kV trở xuống. Nừu biến áp thuộc loại ruột may gắn liền với mặt máy thì các sứ này chỉ tháo sau khi rút ruột máy.

Bước 12. Nới lỏng hoặc tháo các định vị mặt máy. Tháo đều theo chu vi các bulông mặt máy. Nhấc ruột máy đặt lên tấm ke bằng gỗ sau khi đã nhấc mặt máy ra hoặc nhấc lên cùng với mặt máy nếu cả hai thứ gắn liền với nhau. Bên dưới ruột máy cần có khay hứng dầu bằng tôn.

Các bước kiểm tra sửa chữa máy biến áp sau khi rút máy

 

Để kiểm tra ruột các máy biến áp lớn cần làm các dàn giáo tạm thời dọc theo hai bên máy. Trong quá trình làm việc nghiêm cấm dẫm chân lên các đầu dây, các thanh nẹp gỗ, các chi tiết cách điện,...

Kiểm tra tình trạng máy biến áp

Nếu có điều kiện, đo tỷ số DC/C ruột máy không có dầu.

- Kiểm tra nhanh: Kiểm tra các bulông, gugiông, băngđa, ép xà, trụ tôn, các nẹp đầu dây lên sứ, các màn tĩnh điện, các chi tiết của bộ chuyển nấc. Xiết lại những chỗ bị lỏng lẻo, tìm đủ các êcu, long đen bị rơi ra để lắp lại cho đủ..

- Kiểm tra các bulông ép cuộn dây. Nếu các bulông ép cuộn dây ngoài cản trở thì có thể tạm thời tháo ra để xiết ép các cuộn dây bên trong trướcc rồi lắp lại sau. Lực ép các cuộn dây phải được tính toàn cho phù hợp với số liệu của nhà chế tạo, tốt nhất là dùng các cờlê có đồng hồ lực. Đối với các máy biến áp có dung lượng từ 80.000kVA trở lên bắt buộc phải dùng kích thuỷ lực để ép cuộn dây. Việc nén ép cuộn dây phải làm đều đặn theo cả chu vi cuộn dây. Sau khi nén ép xong phải xiết chặt các êcu công.

- Kiểm tra trạng thái lõi tôn xem có chỗ nào bị quá nhiệt, quăn gãy, đọng bùn không. Nếu các gugiông ép trụ bị mất cách điện thì phải khôi phục lại cách điện. Chỗ nào tôn silích bị hỏng cách điện thì dùng nhựa bakêlít để phục hồi cách điện. Nắn lại những mép tôn quăn nếu có thể. 

- Kiểm tra cách điện cuộn dây đầu lên sứ, các ống lồng cao thế... Nếu thấy cách điện ruột máy bị hư hỏng cục bộ cần phải khắc phục băng bó lại. Chèn lại các căn đệm bị hỏng rơi ra, đặt các chỗ vòng dây bị xô lệch. 

- Kiểm tra trạng thái tiếp xúc của các bộ điều chỉnh điện áp, đánh sạch tiếp xúc hay thay thế tiếp điểm.

- Kiểm tra tiếp địa ruột máy theo bản vẽ và đo lại cách điện của các gugiông, băng đa và nửa băng đa so với lõi tôn, cách điện của các màn chắn tĩnh điện với lõi tôn và xà ép (nếu có màn chắn). Kiểm tra xem tiếp địa của các màn chắn tĩnh điện có liền mạch không.

- Công tác trước khi hạ ruột máy:

+ Đo lại tỷ số DC/C trước khi hạ ruột máy vào vỏ hoặc đậy lại vỏ.

+ Dùng dầu nóng rửa sạch ruột máy, áp lực dùng dầu từ 0,1 – 1kg/cm2.

+ Xả hết dầu đọng ở đáy máy và lau khô, vệ sinh sạch sẽ vỏ máy.

Đồng thời với việc kiểm tra ruột máy tiến hành sửa chữa các phụ kiện của máy biến áp.

Sửa chữa ruột máy biến áp

TÌM HIỂU THÊM:

Sửa chữa máy biến áp dầu.

Thay thế phụ kiện máy biến áp khô.

Lắp đặt lại ruột máy biến áp vào vỏ sau khi sửa chữa

 

- Thả ruột máy vào vỏ máy, đậy lại mặt máy hoặc vỏ máy.

- Tiếp địa lại ruột máy với vỏ (nếu trong kết cấu máy có tiếp địa này).

- Trước khi đậy mặt máy hay vỏ máy nên dùng keo dán gioăng mặt máy vào đúng vị trí. Điểm nối của gioăng phải nằm đối diện với một bulông mặt máy. Khi xiết các bulông mặt máy phải xiết đều theo chhu vi. Xiết ép đến khi nào gioăng mặt máy bị nén còn 2/3 chiều dày ban đầu thì thôi.

- Lắp ráp lại máy biến áp; Bơm dầu vào máy biến áp.

- Thí nghiệm toàn máy biến áp.

Trên đây là thông tin chia sẻ của LQS về công tác rút ruột máy biến áp và sửa chữa đại tu phục hồi, nâng cấp cải tạo. Quý khách hàng cần hỗ trợ thêm thông tin dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa máy biến áp có thể liên hệ HOTLINE 0903 924 986

Sản phẩm liên quan

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT ĐIỆN LQS

 

Công ty TNHH Kỹ thuật điện LQS là đơn vị chuyên thi công, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng, lắp đặt hệ thống trạm biến áp.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 

Giờ làm việc: 8h00-17h00 (Thứ 7: 8h00-11h30)

Hotline: 0903 924 986.

Website: http://lqs.vn

MST: 0317310875.

LQS - Dịch vụ chất lượng

LQS - Tiết kiệm chi phí

LQS - Hỗ trợ nhanh chóng

HỖ TRỢ NHANH TẠI TPHCM

- TRUNG TÂM: Quận 1 - 3 - 4 - 5, Quận 10, Quận 11, Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình, Phú Nhuận.

- NGOẠI THÀNH: Quận 12, Hóc Môn, Củ Chi, Quận 6, Bình Tân, Tân Phú, Bình Chánh, Quận 7, Quận 8, Nhà Bè, Cần Giờ, TP Thủ Đức (Quận 2, Quận 9, Quận Thủ Đức).

HỖ TRỢ NHANH KHU VỰC MIỀN NAM

- ĐÔNG NAM BỘ: Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

- TÂY NAM BỘ: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

HỖ TRỢ NHANH KHU VỰC MIỀN TRUNG

- NAM TRUNG BỘ: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

- TÂY NGUYÊN: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

DMCA.com Protection Status

© 2022 Máy Biến Áp CAPCADIVI. Design by Thiết kế web Vihan